Bảo quản, chăm sóc, vệ sinh ấm tử sa đúng cách

Ấm tử sa là một vật phẩm quý giá, đòi hỏi người dùng phải biết cách bảo quản, chăm sóc và vệ sinh ấm tử sa đúng cách để giữ cho ấm luôn bền đẹp và phát huy hết công dụng. Xem thông tin từ bài viết dưới đây của Vạn Bảo Đường sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức chăm sóc ấm tử sa nhé!

1. Cách vệ sinh ấm tử sa mới

Đầu tiên khi mua ấm tử sa về thì bạn không nên dùng luôn mà hãy thực hiện vệ sinh bằng những bước đơn giản sau:

Bước 1: Vệ sinh bề ngoài ấm tử sa

Khi mua ấm tử sa mới về, bạn đừng quên quan sát tổng thể một lượt các chi tiết trên ấm như: Vòi ấm, lưới lọc và lòng ấm… Để vệ sinh ấm tử sa từ bề ngoài thì bạn nên sử dụng một cái chổi phủi bụi chuyên dụng chà nhẹ nhàng, hãy thật cẩn thận để tránh làm xước ấm. Sau đó, tiến hành rửa bằng nước sạch để tráng lại ấm.

Bảo quản, chăm sóc, vệ sinh ấm tử sa

Vệ sinh ấm tử sa từ bề ngoài

>>> Xem thêm: Lịch sử và nguồn gốc của ấm tử sa [Giải đáp chi tiết]

Bước 2: Đun sôi ấm tử sa

Sau khi đã vệ sinh từ bề ngoài ấm trà bạn hãy đun sôi ấm tử sa bằng cách cho ấm vào bên trong nồi, dùng khăn mềm lót riêng nắp và thân ấm rồi đổ nước ngập ấm để đun sôi. Lưu ý, trong quá trình đun ấm cần:

  • Khi nước đã sôi, hãy vặn lửa để tránh nước sôi mạnh gây ra tác động giữa ấm với thành nồi có thể gây ra nứt vỡ.

  • Đun sôi ấm từ từ bằng cách đun từ nước lạnh để tránh nhiệt độ thay đổi đột ngột làm vỡ ấm. 

  • Nên đun nước sôi nhẹ trong khoảng từ 1 đến 2 giờ đồng hồ sau đó mới lấy ấm ra và tiến hành lau khô rồi để nguội.

Sau khi đã vệ sinh từ bề ngoài ấm trà bạn hãy đun sôi ấm tử sa

Sau khi đã vệ sinh từ bề ngoài ấm trà bạn hãy đun sôi ấm tử sa

Bước 3: Luộc ấm tử sa cùng trà

Khi đã hoàn tất bước 2 bạn chuyển sang bước 3 là luộc ấm tử sa cùng trà. Ở bước này bạn sẽ sử dụng loại trà để hãm cùng ấm và tiến hành cho ấm vào nồi lớn, đổ nước ngập ấm sau đó hãy đun sôi một lần nữa. Khi nước đã sôi ấm bạn hãy vặn lửa nhỏ và tiếp tục đun trong khoảng từ 1 đến 2 giờ. 

Bước 4: Vớt ấm tử sa ra ngoài và lau khô sạch sẽ

Sau khi đã luộc ấm tử sa cùng trà xong bạn không nên vớt ấm ra luôn mà hãy giữ nguyên trong nồi cho đến khi nước trà nguội hẳn mới vớt ra. Sau đó, hãy sử dụng khăn mềm và lau khô sạch sẽ bề mặt trong và ngoài ấm. 

Sau khi để nguội và lau sạch ấm thì bạn có thể sử dụng chiếc ấm tử sa của mình để pha những tách trà thơm ngon, hảo hạng với hương vị khó quên.

Sau khi để nguội và lau sạch ấm thì bạn có thể sử dụng chiếc ấm tử sa của mình để pha trà

Sau khi để nguội và lau sạch ấm thì bạn có thể sử dụng chiếc ấm tử sa của mình để pha trà

2. Cách chăm sóc và dưỡng ấm tử sa

Bên cạnh cách vệ sinh chuẩn đúng cách theo các bước thì bạn cũng nên thường xuyên bảo quản, chăm sóc, vệ sinh ấm tử sa thật nhẹ nhàng và coi nó như người bạn tri kỷ của mình. Như vậy, ấm sẽ luôn được bóng đẹp và bền lâu, mang đến hương vị trà thơm ngon khi sử dụng.

Bước 1: Đánh thức ấm tử sa trước khi pha trà

Đánh thức ấm tử sa trước khi pha trà là bước quan trọng không thể bỏ qua bởi nó  giúp ấm giãn nở các lỗ khí và dễ dàng hấp thu tinh dầu thơm từ trà. Vì vậy, trước khi pha trà, người dùng nên dùng một ít nước sôi rồi đổ đều bên trong và bên ngoài của ấm không chỉ giúp trà thơm ngon mà còn làm ấm tử sa bóng hơn.

Bảo quản, chăm sóc, vệ sinh ấm tử sa đúng cách

Đánh thức ấm tử sa trước khi pha trà

Bước 2: Lấy nước tráng trà để tưới bên ngoài ấm

Sau khi đã đánh thức ấm ở bước 1, bạn sẽ dùng nước đó tráng sơ một lần nữa để nuôi ấm tử sa và bộ chén. Lúc này, ấm tử sa đã dãn nở từ trong ra ngoài cũng như giúp ấm mau lên màu và tăng vị ngon của trà.

Bước 3: Dùng chổi chuyên dụng để dưỡng ấm

Tại bước này bạn hãy dùng một chiếc chổi chuyên dụng để dưỡng ấm bằng cách quét đều lên bề mặt của ấm và không bỏ sót một ngóc ngách nào. Việc quét đi quét lại nhiều lần sẽ giúp ấm tử sa trở nên bóng và đều màu hơn. 

Lưu ý: Bạn không nên quét tập trung một chỗ bởi như vậy sẽ khiến ấm tử sa không bóng và lên màu đều.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn ấm tử sa phù hợp nhu cầu sở thích bản thân

vệ sinh ấm tử sa đúng cách

Dùng một chiếc chổi chuyên dụng để dưỡng ấm

Bước 4: Tráng sạch và lau khô ấm

Sau giai đoạn dùng chổi chuyên dụng để quét cho ấm bạn hãy pha và rót trà ra để thưởng thức. Đặc biệt, sau khi thưởng trà xong bạn hãy giữ nguyên ấm trà và đổ nước sôi vào ấm để ngâm ấm. Đồng thời, chờ ít phút cho nước nguội đi rồi đổ ra ngoài, tráng lại với nước sôi để làm sạch và dùng một chiếc khăn mềm lau lại cho khô ấm.

3. Cách vệ sinh ấm tử sa đã cũ

Bên cạnh cách vệ sinh đúng cách dành cho ấm tử sa mới mua về, thì trong quá trình sử dụng bạn cũng nên giữ gìn ấm bằng các bước sau: 

  • Bước 1: Hãy chuẩn bị một chiếc bàn chải cũ, đảm bảo lông mềm để tránh làm xước ấm. Sau đó, dùng bàn chải cọ nhẹ nhàng vào bên trong cũng như bên ngoài ấm tử sa.

  • Bước 2: Sau khi đã tiến hành cọ rửa sạch các vết bẩn bằng bàn chải thì bạn tráng ấm với nước có nhiệt độ sôi vừa phải nhiều lần. Sau đó lại bỏ ấm vào trong nồi và đun sôi ấm với nước như cách vệ sinh ấm tử sa theo hướng dẫn vệ sinh ấm tử sa mới.

  • Bước 3: Sau khi đun ấm với nước sôi xong, bạn tiếp tục đun ấm với nước trà để đảm bảo độ sạch cũng như độ bóng của ấm.

Thường xuyên vệ sinh ấm tử sa cũ

Thường xuyên vệ sinh ấm tử sa cũ

4. Nguyên tắc bảo quản ấm tử sa luôn mới

Sau khi đã nắm được cách vệ sinh ấm tử sa như thế nào cho đúng và chuẩn theo quy trình thì trong quá trình sử dụng bạn cũng nên ghi nhớ những nguyên tắc bảo quản ấm. Điều này không chỉ tăng chất lượng ấm mà còn giúp cho ấm sử dụng được lâu bền, bóng và đẹp hơn

Dưới đây là nguyên tắc để bảo quản, chăm sóc, vệ sinh ấm tử sa luôn mới.

  • Tránh để ấm tiếp xúc với các loại dầu mỡ hay chất tẩy rửa. Nếu ấm bị dính những chất tẩy rửa này, phải tiến hành làm sạch ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng ấm và mùi vị trà sau này.

  • Thường xuyên vệ sinh ấm tử sa sạch sẽ cả trong lẫn ngoài, đảm bảo ấm luôn trong tình trạng thông thoáng nhất không bị nước hay trà đọng lại.

  • Khi vệ sinh ấm bạn hãy sử dụng nước trà để dưỡng ấm nhưng cũng không nên tưới nước trà lên vỏ ấm quá thường xuyên.

  • Khi vệ sinh ấm chỉ nên sử dụng bàn chải mềm hoặc khăn mềm để lau xung quanh và chà xát nhẹ nhàng để tránh gây hư hỏng ấm. 

>>> Giới thiệu: Quy trình làm ấm trà tử sa truyền thống

Lưu ý: Sau mỗi lần thưởng trà, hãy bỏ toàn bộ bã trà trong ấm tử sa và để ấm được nghỉ ngơi vài ngày rồi mới tiếp tục pha. Như vậy, sẽ khiến lớp đất nung trong ấm được bảo quản giúp cho hương vị trà trở nên đậm đà hơn trong những lần thưởng trà sau.

Bảo quản, chăm sóc, vệ sinh ấm tử sa là một trong những quy trình quan trọng mà bạn cần nắm rõ để cho ấm luôn được bền đẹp và sáng bóng. Hy vọng, bài viết trên mà Vạn Bảo Đường cung cấp sẽ giúp bạn nắm được cách bảo quản ấm tử sa tốt hơn. Nếu bạn có nhu cầu mua ấm tử sa chất lượng và uy tín, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn nhé!

Thông tin liên hệ: 

Viết bình luận